Bữa ăn với sự hiện diện của nhiều món ăn ngon, hấp dẫn có thể là nguyên nhân khiến bạn ăn nhiều hơn so với bình thường và hậu quả là dễ bị rơi vào tình trạng thừa cân, béo phì. Vì thế, để kiểm soát sự ngon miệng cũng như giới hạn sự phát phì của cơ thể thì bạn đừng quên áp dụng 7 biện pháp sinh – hóa dưới đây.

1. Đừng nhịn ăn

bo-bua-an-sang

Hầu hết những người có thói quen bỏ qua bữa sáng hay bữa trưa sẽ có xu hướng ăn nhiều hơn vào bữa tối. Trong thời gian nhịn ăn, lượng glycogen dự trữ trong cơ thể giảm, dẫn đến hậu quả là cơ thể đòi nạp thêm thức ăn và thúc đẩy bạn tiêu thụ một lượng lớn thực phẩm.

2. Uống nước từng chút một

uong-nuoc-tung-chut-mot

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, uống nước là cách tốt nhất để làm giảm sự ngon miệng. Với tác dụng làm mát miệng và lấp đầy dạ dày, nước khiến cho sự thèm ăn giảm xuống đáng kể. Do đó, để kiểm soát cân nặng hiệu quả bạn cần tích cực bổ sung nước cho cơ thể. Tuy nhiên, thay vì uống cạn ly nước trong một lần thì tốt nhất bạn nên hớp từng chút một mỗi lần và chia làm nhiều lần uống trong ngày. Trà xanh và nước trái cây ít calories cũng được xem là sự lựa chọn lý tưởng giúp bạn kiểm soát sự phát phì.

3. Ăn canh thật nhiều

Dựa trên kết quả nghiên cứu cho thấy, các món canh ăn hàng ngày có khả năng làm giảm lượng calories dung nạp vào cơ thể. Nguyên nhân có lẽ là do canh dễ làm đầy dạ dày, tạo cảm giác no nhanh và khiến bạn ăn ít đi. Đây là một trong những cách hữu hiệu giúp kiểm soát lượng thức ăn đưa vào cơ thể hàng ngày, từ đó góp phần ngăn ngừa nguy cơ béo phì.

4. Ăn nhiều bữa

an-6-bua-moi-ngay

Một bữa ăn chính với lượng đường lớn sẽ kích thích cơ thể sản xuất chất insulin trong thời gian dài, từ đó góp phần loại bỏ lượng đường quá độ trong máu, thúc đẩy sự sản sinh và lưu trữ chất béo.

Trong khi, những bữa ăn được chia nhỏ trong ngày có thể ngăn cản sự phóng thích insulin trong thời gian ngắn, làm giảm lượng chất béo được sản sinh và tích tụ bên trong cơ thể. Điều này rất có lợi cho việc giảm cân.

5. Dùng nhiều glucid

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, gạo, khoai tây, thịt bắp giò, … là những thức ăn giàu glucid và ít chất béo, có khả năng làm thỏa mãn sự ngon miệng nhưng không đem lại nhiều calories cho cơ thể.

Trên thực tế, mức chuyển hóa glucid thường cao hơn khi cơ thể chuyển hóa chất béo, dẫn đến sự gia tăng thân nhiệt và làm giảm cảm giác ngon miệng. Vì vậy, trung bình mỗi ngày bạn nên dùng khoảng 6 – 11 lần các loại ngũ cốc như bánh mỳ, cháo.

6. Ăn nhiều chất xơ

an-nhieu-rau-va-trai-cay-tuoi

Hầu như các loại thực phẩm giàu chất xơ thường khiến bạn phải nhai kỹ khi ăn. Thời gian ăn chậm như vậy sẽ giúp cơ thể cảm nhận đã dung nạp đủ thức ăn và không có nhu cầu tiêu thụ thêm nữa.

Lúa mạch, đậu, củ cải đường, táo, cà rốt, khoai tây, … là những thực phẩm chứa nhiều chất xơ dễ tan có khả năng làm giảm sự sản xuất chất insulin . Bình thường sau bữa ăn lượng insulin trong cơ thể sẽ gia tăng, giúp ích cho quá trình chuyển hóa chất béo và đường. Nhưng khi cơ thể tiêu thụ nhiều chất xơ dễ tan thì hàm lượng insulin có xu hướng giảm thấp hơn sau bữa ăn.

7. Tâm lý

Thói quen ăn uống hàng ngày phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện bên ngoài. Thông thường, một bữa ăn đông người và vui nhộn sẽ kích thích bạn ăn nhiều hơn, trong khi việc ngồi ăn một mình, ăn chậm và nhai kỹ có thể làm giảm sự thèm ăn và khiến bạn ăn ít hơn.

Nguồn bài viết: nhunghuoungacaocap.com

Tag: http://nhansamnhunghuou.com/tre-em-co-duoc-dung-nhung-huou-khong/,

http://nhansamnhunghuou.com/an-nhung-huou-co-beo-khong/