Hầu hết mọi người đều mong muốn có một sức đề kháng tốt để chống lại vi khuẩn, ngăn ngừa các bệnh thường gặp trong giai đoạn thời tiết chuyển mùa như cảm lạnh, cảm cúm, ho, sốt, … Tuy nhiên, làm thế nào để tăng sức đề kháng thì không phải ai cũng biết. Dưới đây là 8 thực phẩm không chỉ bổ dưỡng mà còn ngon miệng và cung cấp nguồn vitamine dồi dào cho cơ thể, đặc biệt là trẻ nhỏ. Chúng giúp tăng cường sức đề kháng tự nhiên của cơ thể mà không cần dùng đến thuốc.

1. Quả việt quất

qua-viet-quat

Đây là loại quả giàu chất xơ, mangan, vitamine C có hiệu quả cao trong việc kích thích khả năng miễn dịch của cơ thể. Mặc dù có ít calo nhưng quả việt quất lại chứa một lượng lớn chất chống oxy hóa polyphenol, giúp giảm triệu chứng đầy bụng, khó tiêu. Hơn nữa, các nhà khoa học đã tiến hành phân tích và tìm thấy một hợp chất có tên gọi Pterostilbene từ quả việt quất. Chất này khi kết hợp với vitamine D sẽ có công dụng tăng cường gene CAMP – một trong những gene chịu trách nhiệm chính về chức năng miễn dịch của cơ thể. Loại quả này có thể ăn kèm với sữa chua hoặc xay làm sinh tố dùng hàng ngày giúp đảm bảo sức khỏe.

2. Khoai lang

khoai-lang-nuong

Khoai lang được xem là nguồn cung cấp vitamine A lý tưởng, có thể đáp ứng tới 561% nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của cơ thể. Vitamine A chứa trong khoai lang có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch, giúp bảo vệ da và niêm mạc bên trong hệ tiêu hóa/phổi. Do đó, một củ khoai lang được chế biến theo cách luộc, nướng, nghiền, thái lát hay áp chảo chính là loại thực phẩm bổ dưỡng mà bạn cần bổ sung cho cơ thể mỗi ngày.

3. Sữa chua

sua-chua

Sữa chua là một món ăn nhẹ có chứa nhiều lợi khuẩn probiotics tốt cho sức khỏe. Những lợi khuẩn này ức chế hoạt động của các vi khuẩn có hại phát triển trong đường ruột, làm giảm bớt tình trạng đầy hơi của cơ thể và tăng cường khả năng phòng chống bệnh tật. Mỗi ngày ăn 1 – 2 hộp sữa chua sẽ giúp bổ sung đầy đủ canxi, vitamine D, kali cùng nhiều loại protein thiết yếu cho cơ thể, từ đó bạn có thể yên tâm hơn với sức đề kháng của mình.

4. Trà xanh

tra-xanh-giup-thanh-loc-mau

Vốn là thực phẩm giàu chất chống oxy hóa polyphenol, trà xanh có khả năng làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư nguy hiểm như dạ dày, phổi, trực tràng, … Hơn nữa, chất polyphenol chứa trong trà xanh còn có tác dụng chống lại vi khuẩn Helicobacter – một loại vi khuẩn gây bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng. Tuy nhiên, trên thực tế, trà xanh cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe do có chứa một lượng caffein đáng kể. Trường hợp uống quá nhiều trà xanh có thể làm ảnh hưởng tiêu cực đến sự hấp thụ sắt của cơ thể. Do đó, tốt nhất chỉ nên uống 1 – 2 cốc trà xanh mỗi ngày.

5. Tỏi

toi

Trong tỏi có chứa nhiều hoạt chất allicin tự nhiên, không chỉ được sử dụng để làm gia tăng hương vị cho món ăn mà còn giúp chống lại các bệnh lây nhiễm, cảm cúm một cách hiệu quả. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, để tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể bạn nên ăn 1 tép tỏi sống/ngày.

6. Nấm

cac-loai-nam

Mặc dù chứa ít calo nhưng nấm lại là thực phẩm giàu dinh dưỡng với nguồn dưỡng chất dồi dào tốt cho sức khỏe như kali, enzyme salenium, vitamine B, D, … Mặt khác, chất β – glucan có trong các loại nấm sò, nấm Shiitake của Nhật, … có công dụng cải thiện hệ miễn dịch, giúp ngăn ngừa bệnh ung thư và làm chậm tốc độ phát triển của các khối u. Để cải thiện dinh dưỡng cho cơ thể, bạn nên ăn 30g nấm/ngày dưới hình thức ăn sống hoặc nấu chín.

7. Hàu

hau

Kẽm là một yếu tố cần thiết đối với cơ thể để hình thành nên những tế bào máu kháng nguyên T – lymphocytes. Một chế độ ăn uống không cung cấp đủ kẽm sẽ có tác động xấu đến khả năng miễn dịch của cơ thể, làm bạn dễ mắc phải những căn bệnh nguy hiểm như viêm phổi, … Theo kết quả nghiên cứu cho biết, trong 100g hàu chế biến có chứa tới 74mg kẽm, đáp ứng 493% nhu cầu kẽm hàng ngày của cơ thể. Ngoài hàu ra thì các loại ngũ cốc nguyên hạt hay cua Alaska cũng được xem là nguồn bổ sung kẽm rất tốt.

8. Mật ong

mat-ong-khi-ket-hop-voi-nhung-huou-co-gia-tri-dinh-duong-rat-cao

Hàm lượng đường cao cùng nhiều axit và hàng loạt chất dinh dưỡng thực vật chứa trong mật ong giúp nó trở thành loại thực phẩm bổ dưỡng có khả năng chống lại các vi khuẩn nguy hiểm, điển hình là E.coli. Bên cạnh đó, uống mật ong còn có thể làm giảm nhanh triệu chứng đầy hơi và chữa lành các vết viêm loét dạ dày dạng nhẹ. Bằng cách dùng 1 – 5 thìa mật ong sống mỗi ngày sẽ có tác dụng tăng cường sức đề kháng hiệu quả. Đặc biệt, để đảm bảo an toàn sức khỏe bạn nên dùng mật ong làm nguyên liệu thay thế cho đường mỗi khi chế biến món ăn, hoặc pha ngũ cốc và trà. Riêng với trẻ em dưới 1 tuổi do hệ miễn dịch còn non yếu thì nên tránh sử dụng mật ong tươi. Thay vào đó, các sản phẩm mật ong ngâm cùng chanh, bột nhung hươu, … đang được xem là sự lựa chọn tuyệt vời, vừa an toàn vừa tiện dụng giúp người dùng bảo vệ và chăm sóc sức khỏe một cách tối ưu.

Nguồn bài viết: nhunghuoungacaocap.com

Tag: nhung hươu khô Ngapantocrin 50ml