Thời tiết khô hanh, thường xuyên thay đổi thất thường vào mùa lạnh là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng của bệnh viêm họng. Khi bị viêm họng, người bệnh thường có các biểu hiện chính như đau rát họng, gặp khó khăn khi nuốt, sốt, nhức đầu, đôi khi còn kèm theo các triệu chứng như cảm lạnh, buồn nôn, nôn mửa, sưng amiđan, nổi hạch ở cổ, đau nhức cơ thể, … Vậy làm thế nào để ngăn ngừa và trị dứt điểm chứng bệnh viêm họng khó chịu này? Bài viết dưới đây sẽ bật mí giải pháp trị viêm họng hiệu quả vào mùa lạnh, giúp bạn chăm sóc sức khỏe gia đình tốt hơn khi thời tiết chuyển mùa.

giai-phap-tri-viem-hong-hieu-qua-vao-mua-lanh

Làm thế nào để ngăn ngừa và trị dứt điểm chứng bệnh viêm họng khó chịu?

Một trong những nguyên tắc cơ bản để điều trị dứt điểm viêm họng là phải tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Trường hợp nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn và có kết quả kháng sinh đồ cụ thể thì tốt nhất nên tiến hành điều trị bệnh bằng kháng sinh với liều lượng thích hợp tùy theo từng độ tuổi, tình trạng bệnh và tính động học của kháng sinh. Tuy nhiên, việc dùng thuốc để điều trị cần phải tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về dùng.

Một số biện pháp chữa viêm họng hiệu quả

  • Dùng thuốc chống viêm: Những loại thuốc này có tác dụng giảm đau, chống viêm, giúp bạn giảm sưng họng và cảm thấy dễ chịu hơn. Trường hợp bị sốt do viêm họng cũng có thể dùng thuốc, nhưng để cẩn thận hơn và đảm bảo an toàn sức khỏe thì bạn nên tham khảo tư vấn của bác sĩ.
  • Súc miệng nước muối: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thói quen súc miệng bằng nước muối loãng, ấm có thể làm dịu viêm họng, giúp phá vỡ chất dịch đờm và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh trong họng. Bằng cách pha 1/2 thìa cà phê muối + 1 ly nước ấm sẽ tạo thành một dung dịch súc miệng nước muối loãng có khả năng làm sạch họng và giảm sưng họng rõ rệt. Tốt nhất, bạn nên duy trì thói quen súc miệng với nước muối đều đặn khoảng 3 giờ/lần.
  • Ăn súp gà: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, hàm lượng natri cao trong súp gà có đặc tính kháng viêm hiệu quả, do đó ăn súp gà sẽ giúp người bị bệnh viêm họng mau khỏe hơn.
  • Uống nước: Nước là một yếu tố vô cùng quan trọng, đặc biệt là khi bị bệnh và cổ họng đang trong tình trạng bị kích thích hoặc bị viêm sưng. Lúc này, uống nước là giải pháp đơn giản giúp màng nhầy ẩm ướt, chống lại vi khuẩn có hại và các chất kích thích gây dị ứng, dẫn đến làm giảm các triệu chứng cảm lạnh khó chịu. Để tăng hương vị cũng như thành phần dinh dưỡng trong nước uống thì bạn có thể pha thêm chanh, mật ong, bột nhung hươu khô, …
  • Uống trà: Các nhà khoa học đã chứng minh rằng, chỉ với một tách trà thảo dược ấm có thể làm dịu các cơn đau cổ họng ngay lập tức. Nguyên nhân là do trong trà thảo dược có chứa các chất chống oxy hóa đa dạng, có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, giúp phòng tránh nhiễm trùng hiệu quả. Trong đó phải kể đến trà bạc hà – một sự lựa chọn tuyệt vời dành cho người bị viêm họng. Với thành phần bạc hà có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn và kháng virus, giúp thúc đẩy quá trình mau lành của vết thương. Trên thực tế, để có hiệu quả nhanh hơn, bạn có thể thêm vào trà một muỗng cà phê mật ong, bởi mật ong là nguồn dưỡng chất tự nhiên có tính kháng viêm rất tốt.

nguyen-tac-co-ban-de-dieu-tri-viem-hong-la-tim-ra-nguyen-nhan-gay-benh

Nguyên tắc cơ bản để điều trị dứt điểm viêm họng là phải tìm ra nguyên nhân gây bệnh

Biện pháp phòng ngừa viêm họng

  • Giữ ấm cơ thể: Tránh để cơ thể bị nhiễm lạnh gây ra tình trạng viêm nhiễm các xoang và viêm họng. Tốt nhất, bạn nên giữ ấm cơ thể bằng cách mặc quần áo ấm và tránh ăn uống các đồ ăn lạnh.
  • Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho cơ thể để tăng cường sức đề kháng, chống lại bệnh tật. Đặc biệt, bạn nên tích cực ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi nhằm cung cấp lượng vitamine cần thiết tốt cho cổ họng của bạn.
  • Giữ vệ sinh cơ thể, ăn uống đảm bảo vệ sinh để hạn chế tối đa cơ hội tiếp xúc với vi khuẩn, vi trùng gây bệnh. Rửa tay hàng ngày với nước sạch và xà phòng, tuyệt đối không nên ăn thức ăn ôi thiu hoặc có dấu hiệu bị hư hỏng.
  • Vệ sinh răng miệng, súc miệng hàng ngày với dung dịch nước muối loãng.
  • Tránh tiếp xúc với khói bụi, môi trường ô nhiễm bằng cách duy trì thói quen đeo khẩu trang khi ra ngoài.
  • Hạn chế ăn các đồ ăn cho nhiều gia vị hay chứa nhiều axit.
  • Tránh xa các nguồn gây khói như thuốc lá, chất hóa học, bởi chúng có thể gây viêm sưng họng.
  • Trường hợp bị viêm họng dẫn đến sốt cần dùng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.

Nguồn bài viết: nhunghuoungacaocap.com

Tag: https://nhunghuoungacaocap.com/nhung-huou-kho-thai-lat-pankal-tui-100g/thuốc pantocrin 50ml Nga